
Tôi 40 mấy năm trời bây giờ mới được vậy đó. Chứ không phải là tôi giỏi đâu. Tôi nói thiệt, tôi ngu hơn quý vị đó, nhưng mà quý vị hổng có bền bằng tôi đâu. Tôi nói thật, tôi nhờ cái bền. Hồi tôi mới đi học ở lớp học 60, tôi hạng 58 nha. Quý vị chắc hổng đến nỗi tệ vậy, nhưng mà bị một câu chửi của thầy Trung mà tôi khổ tâm, tôi bền bỉ luôn. Thành ra cái nghịch cảnh, nhiều khi nó đưa mình tới giải thoát.
Thôi em học hổng được, em nghỉ đi. Văn chương phú lục chẳng hay, trở về đồng ruộng học cày cho xong. Câu đó đau đớn tôi, là nhức nhối, tôi làm mấy ngày trời hổng ăn hổng ngủ. Rồi Đức Phật nói: "Con hãy gõ mãi cửa mở, con cứ làm con rùa đi, làm đừng có học con thỏ". Gối rơm, theo phận gối rơm. Nhưng mà nếu con bền rồi, con sẽ vượt hết tất cả. Con người có ý chí, làm cái gì cũng được hết. Chế tâm nhất xứ vô sự bất thành. Tập trung cái tâm mình kỷ, mạnh, lâu, sâu, mình có thể thay trời đổi đất, có thể dời non lấp biển, có thể thăng thiên độn khổ, làm cái gì cũng được. Có thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, thần túc, túc mạng. Thì đó, con người ý chí rất mạnh. Thành ra, người xưa nói: "Người không chí, như thuyền không lái, như ngựa không cương, trôi dạt lông bông không ra thế nào cả.".
Thì tôi với chí rất mạnh. Tôi nghĩ vậy rồi tôi cố gắng bền. Thành ra hồi xưa là 30 ngày (ăn) mặn. Khi tôi biết rồi, là tôi 30 ngày chay. Tôi không có ăn chay kỳ như mấy ông bà. Rồi tôi ăn chay Ngọ, tôi xuất gia luôn. Mấy ông bà biết á, xuất gia tôi rất là khó. Cha hổng cho, mẹ hổng cho, anh em không ai cho hết. Gia đình là theo Khổng giáo, hổng phải Thiên Chúa, hổng phải gì mà Khổng giáo, kêu là đạo thờ Cha mẹ. Đó là người Tàu họ rất ghét cái vấn đề đi xin ăn, đó là một cái tồi tàn, một cái xấu hổ cho gia đình, nhất là gia đình giàu có. Gia đình tôi thì hổng giàu lắm mà cũng hổng nghèo, trung lưu, gia đình ngoài chợ mà.
Thì vấn đề sinh ăn là một vấn đề xấu hổ. Chính hồi đó vua Tịnh Phạn cũng thấy là xấu hổ. Ra cản Đức Phật Thích Ca không cho đi xin ăn. Con nên nhớ rằng, con là dòng dõi vua chúa. Cha đây là vua, chẳng những nuôi con mà nuôi cả mấy ngàn tỳ kheo trong bao nhiêu năm cũng được. Con đi xin ăn vậy rồi xấu hổ cho dòng họ Thích. Thấy đâu rồi ông thí chủ tôi cũng vậy à, cuối cùng nói hổng lại tôi. Tôi xin ổng, tôi lạy ổng, tôi đi tu, ổng không cho. Rồi tôi xin riết rồi ổng mới nói chuyện hổng lại. Ổng là muốn cho có con nối dõi. Tôi nói: "Ba muốn dõi là có bốn mấy năm chục đứa cháu rồi đó. Ba muốn đứa nào thì muốn. Nói dõi là một đứa thôi, vì anh em đông mà."
Rồi cuối cùng ổng nói: "Đi đâu thì đi, nhưng mà đi rồi hổng có về nữa." Tôi nói thì tôi đi luôn á. Chết trong đạo. Thì nhờ cái câu đó mà tôi không bao giờ có dám có ý nghĩ mà ra đời. Quyết định là đi rồi hổng có về nữa. Nhưng mà theo cái đạo nào nghe hông? Mà cái đạo bình bát nối gót là tao không đồng ý. Còn nếu có đi theo đạo nối gót ôm bát (là đạo khất sĩ đó), ôm cái bình bát, xin ăn xấu hổ cho gia đình tao thì đừng có về Bạc Liêu mà về đó mà ôm bát là tao cặp đâu, tao đánh đó, nói vậy nếu là thì mình cũng ngán á, ổng mà nếu mình bị đánh dọc đường, mà ông sư mà ông già đánh, thì mình thấy cũng khó ha. Thì thôi đi xuất gia hổng dám về nữa.
Tới năm Mậu Thân, hai bên đánh nhau kịch liệt lắm. Ổng làm như ổng thấm, thấm cái khổ đau cuộc đời. Ổng mới vô tịnh xá, nghe quý sư giảng. Rồi quý sư mới kể lại cái vụ mà vua Tịnh Phạn ra cản Đức Phật không cho đi bát. Thì Đức Phật mỉm cười, nói tâu với bệ hạ: "Bệ hạ nói rất phải. Bệ hạ là dòng dõi của vua chúa, bệ hạ giữ cho uy tín, cái truyền thống của bệ hạ thì rất đúng. Tôi bây giờ không phải là vua chúa nữa, mà tôi là con của ba đời chư Phật." Mà đại vương nên nhớ, ba đời chư Phật đều đi xin ăn. Bát cơm xin ngàn nhà, thân chơi ngàn dặm xa. Muốn cùng đường sinh tử thì phải xin ăn tháng ngày qua. Bệ hạ hãy sám hối cái lời nói của bệ hạ.
Vua Tịnh Phạn hiểu liền, quỳ xuống lạy con lạy Phật. Bây giờ không phải là thái tử nữa mà là Phật.