
Thời Thế Tôn Tại Tiền, có những vị cư sĩ vừa nghe một câu "Năm Quẩn Vô Ngã" liền đi vô quả Tu-Đà-Hoàn đó chứ, đâu phải là khó khăn chi. Có điều cư sĩ Phật tử không đủ điều kiện cho nên họ chứng tới quả thứ ba là A-Na-Hàm thôi.
Còn A-La-Hán thì, thưa các vị, đòi hỏi sống đời sống trong núi rừng cô tịch, dành trọn vẹn thời giờ cho công phu thiền tập để gạn lọc hết cấu uế vi tế của tâm mới chứng quả vô sanh.
Cho nên, tính chúng ta chưa nghe trong thời Thế Tôn Tại Tiền có vị cư sĩ nào chứng A-La-Hán, nhưng mà Tu-Đà-Hoàn, Tư-Đà-Hàm, A-Na-Hàm thì đã có nhiều cư sĩ, thậm chí Tịnh Phạn Vương lúc kề cận cái chết Thế Tôn về dạy cho.
Niệm tới hơi thở thôi, quan sát thân không phải là tôi, buồn vui không phải là tôi, nghĩ suy không phải là tôi, thì lúc ông xã hình hài ông liền chứng A-Na-Hàm, tức là quả thứ ba trong Thánh Quả Thinh Văn.
Nói như vậy, để các vị nhận định một điều rằng là cái việc tu tập và thành đạt trí tuệ chứng nghiệp được thánh trí, trú trong niết bàn không phải là cái chuyện còn khuya mới gặp, không phải là chuyện mộng mơ, không cần uống thuốc ngủ gì để mơ mộng cả mà các vị có thể ứng dụng trong đời sống hiện tiền ngay bây giờ.
Tu tập ra làm sao thì các vị có thể thưởng thức được sự an lạc nó đến với các vị ra làm vậy nghe. Hãy thương mình đi, thì giờ đời sống mình không dài, hãy dành cái thời gian cho một việc thôi.
Ví như mình thiếu cơm ăn, thiếu áo mặc, lo lắng đủ chuyện, hai vai quằng gánh với cái chuyện nước non, thì không nói làm gì. Đằng này, các vị đâu phải là những người lãnh đạo quốc gia. Các vị cũng đâu phải là nuôi tới một trăm gia đình. Các vị cũng chẳng phải có tới một trăm người con hoặc là bao nhiêu cái món nợ để lo lắng gì cả, một thân thôi. Ngay cái thân mẹo dậu của mình thôi, mình nuôi nó chứ mình có nuôi ai đâu. Người thân của mình họ tự có phước của họ, thế mà lại không đầu tư thời gian cho cái chuyện tu tập.
Cứ vơ vào những chuyện quàng xiêng của thiên hạ để buồn, để vui, để hờn, để giận, để lo lắng, bất an. Cái điều này, dường như chỉ có chúng ta hơi khùng mới làm điều này nghe, có chút thông minh người ta không có khùng vậy đâu. Nói mất lòng nhau, nhưng mà nó là vậy. Nói một cách trắng trợn, không sợ mất lòng nữa, đừng khùng nữa, vừa phải thôi, cũng chừa chút chỗ để ký tên, tại sao mà khùng đến nổi.
Hãy thương mình đi...
-Hòa Thượng Thích Phước Tịnh-
[Chép lại bài giảng của Sư]