Lai lịch Hà Đồ
Note: This post is a work in progress 🧪
Feel free to read and explore, but keep in mind that some sections might still be under construction. Your patience is appreciated!
Truyền thuyết cỗ Trung Hoa kể rằng vua Phục Hy
(Phu Xi) đi thuyền trên sông Hoàng hà, ông nhìn thấy một con Long Mã - một sinh vật huyền thoại, đầu rồng 🐲
mình ngựa 🐎
- nổi lên từ sông Hoàng Hà. Trên lưng có 55 khoáy lông đen trắng xếp thành 5 nhóm số được gọi là Hà Đồ. Những ký hiệu này là nguồn cảm hứng để Phục Hy sáng tạo ra Bát Quái
:
- Nhóm [ 1 - 6 ] Bắc phương 1 trắng 6 đen.
- Nhóm [ 2 - 7 ] Nam phương 2 đen 7 trắng.
- Nhóm [ 3 - 8 ] Đông phương 3 trắng 8 đen.
- Nhóm [ 4 - 9 ] Tây phương 4 đen 9 trắng.
- Nhóm [ 5 - 10 ] ở trung tâm 5 trắng 10 đen.
5 Nhóm này được tóm gọn trong câu khẩu quyết như sau:
- Thiên nhất sinh thủy - Địa lục thành chi
- Địa nhị sinh hỏa - Thiên thất thành chi
- Thiên tam sinh mộc - Địa bát thành chi
- Địa tứ sinh kim - Thiên cữu thành chi
- Thiên ngũ sinh thổ - Địa thập thành chi
Phục Hy quan sát thiên nhiên, sự vận hành của trời đất, sự tương tác giữa âm và dương, và nhận thấy rằng mọi thứ trong vũ trụ đều có mối quan hệ với nhau ông đã tạo ra hai bức đồ trong đó có Bát Quái, bao gồm tám quẻ cơ bản:
☰
Càn (Trời), ☱
Đoài (Hồ), ☲
Ly (Lửa), ☳
Chấn (Sấm), ☴
Tốn (Gió), ☵
Khảm (Nước), và ☶
Cấn (Núi), ☷
Khôn (Đất)
Hai bức đồ bao gồm:
- Một đồ với 55 dấu tròn đen trắng
- Một đồ với tám nhóm ba vạch liền đứt lưu truyền đến tận ngày nay như chúng ta đã biết:

Đồ không chữ, không tên, không ai hiểu. Hàng ngàn năm trôi qua cho tới một ngày vua Văn Vương
tình cờ nhìn thấy nó trên tường nhà ngục Dũ Lý khi ông bị giam cầm ở đó. Từ đồ Phục Hy, Văn Vương làm ra Kinh Dịch
với 64 nhóm vạch liền đứt hẵn nhiên ông ta có được chìa khóa trong tay để mở khóa Hà Đồ. Nhưng thật đáng tiếc, Văn Vương làm kinh Dịch mà không làm sách thuyết lý âm dương, lại trong kinh Dịch của ông cũng không đề cập gì đến nguyên lý âm dương cấu thành lục thập tứ quái khiến cho người đọc, người nghiên cứu mù mờ không có cơ sở để hiểu, để vạch được bát quái dẫn đến hoài nghi. Thực vậy, từ Âu Dương Tu một dịch gia nỗi tiếng đời Tống đã có thuyết rằng Hà Đồ, Bát Quái là không đủ tin.
Nguyễn Khiết vì lời của Dương Tu mà treo Hà Đồ lên tường trong nhiều tháng nghiền ngẫm để xem có thấy được cái thấy của Phục Hy thấy vũ trụ một bầu âm dương. Vận dụng toàn bộ kiến thức tôi có về địa lý, thiên văn, toán, vật lý, điện tử cuối cùng tôi thấy được cái thấy của Phục Hy thấy vũ trụ toàn cõi một bầu âm dương tượng số, nó như vầy:

Người quan sát từ trung tâm đồ nhìn ra thấy Âm
Dương
vệt đen, vệt trắng lớp lớp chất chồng. Dùng vạch liền ⚊
thay chỗ vệt trắng. Dùng vạch đứt ⚋
thế chỗ vệt đen
Lục Thập Tứ Quái hiễn bày:
