Từ Hà Đồ Vạch Bát Quái
HÀ ĐỒ PHỤC HY đúng là đồ Âm Dương vũ trụ. Đúng là 55 dấu tròn đen trắng Phục Hy dụng để hiễn bày nguyên lý Âm Dương vũ trụ cấu thành bát quái. Đúng là chư nho xưa và nay cũng vậy, ngoại trừ Văn Vương, rồi nay tôi Nguyễn Khiết thì chưa thấy ai từ Hà Đồ vạch được bát quái.
Hãy theo Ngô Tất Tố vào "Chu Dịch Đại Toàn" mà nghe chư nho tán hưu tán nai, luận bàn rối rắm về cái sự Phục Hy vạch quái, họ nói Phục Hy dụng vạch liền làm phù hiệu cho khí Dương, dụng vạch đứt làm phù hiệu cho khí Âm mà thành hai cái một vạch gọi là Nghi
, lại thấy trên mỗi Nghi sinh thêm một Âm ⚋
một Dương ⚊
mà thành ra bốn cái hai vạch gọi là Tượng
, lại thấy trên mỗi cái hai vạch sinh thêm một Âm một Dương nữa mà thành ra tám cái ba vạch gọi là Quái
.
Đúng là Âm Dương thành ra hai Nghi, bốn Tượng, tám Quái nhưng không thành ra như cách chư nho luận kiểu lấy vạch này chồng lên vạch kia thì ai ai cũng vạch được hai nghi, bốn tượng, tám quái, nhưng làm vậy là làm mò, làm vậy có khác gì người mù sờ voi. Làm theo cách đó thì làm sao biết:
- Dương nghi tả
⚊
, Âm nghi hữu⚋
? - Thiếu Âm Đông Bắc
⚍
, Thái Dương Đông Nam⚌
, Thiếu Dương Tây Nam⚎
, Thái Âm Tây Bắc⚏
? - Quái chỉ có tám quái mà không phải là 16 quái hay 32 quái?
- Bát quái có chu kỳ tám quái?
- Trình tự, trật tự quái: Càn 1
☰
, Đoài 2☱
, Ly 3☲
, Chấn 4☳
, Tốn 5☴
, Khảm 6☵
, Cấn 7☶
, Khôn 8☷
? - Trình tự, trật tự lục thập tứ quái từ Nam đi xuống?
Hà Đồ là sách về nguyên lý Âm Dương. Chỉ khi nào tự chính mình giải mã được Hà Đồ tất nhiên bạn sẽ phát hiện ra nguyên lý:
"Thái Cực sanh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng, Tứ Tượng sanh Bát Quái"
Đó chính là quy luật CÁI MỘT
(Thái Cực) lưỡng phân Âm Dương nhị tánh thành hai CÁI MỘT
Âm Dương đối tánh. Bài học về nam châm tự nhiên có thể dùng làm hình tượng CÁI MỘT LƯỠNG PHÂN NHỊ TÁNH:
Không thể tách rời được hai cực của một thỏi nam châm thành thuần Âm hoặc thuần Dương vì liền ngay đó mỗi nửa thỏi lại phân cực để hình thành một nam châm có 2 cực (nhị tánh). Tính chất đó gọi là SỰ LƯỠNG NHẤT CÁI MỘT đã LƯỠNG PHÂN NHỊ TÁNH.
Sự lưỡng phân là liên tục, có thể chia làm nhiều quá trình để nói về quy luật định tánh tại mỗi quá trình CÁI MỘT lưỡng phân.
- Quá trình 1 : CÁI MỘT (Vô Cực) lưỡng phân nhị tánh Âm Dương (2 Thái Cực), Âm Dương chiếm vị trong CÁI MỘT này theo luật
"Dương tả, Âm hữu"
. - Quá trình 2 : CÁI MỘT Dương thuần, CÁI MỘT Âm thuần của quá trình 1 tiếp tục lưỡng phân, Âm Dương chiếm vị trong mỗi CÁI MỘT (thuần) này lại tuân theo quy luật
"Dương thượng, Âm hạ"
. - Từ quá trình 3, 4, 5, 6 trở đi, Âm Dương bảo thủ qui luật "Dương thượng, Âm hạ" để chiếm vị trong CÁI MỘT đã lưỡng phân ra nó.
BƯỚC 1: Vẽ vòng 360 độ số biểu thị THÁI CỰC. Vòng chia thành hai nửa theo tuyến Bắc Nam để biểu thị Thái Cực lưỡng phân cái một thành hai cái một đối tánh. Sơn trắng nửa vòng bên trái tuyến Bắc-Nam để biểu thị dương nghi tả. Sơn đen nửa vòng bên phải tuyến Bắc-Nam để biểu thị âm nghi hữu: